Cầu Thê Húc – Biểu tượng văn hóa của người Hà Nội

Cầu Thê Húc – một hình ảnh được người Việt mệnh danh là biểu tượng của thần Mặt Trời. Là một hình tượng mà đến ngày nay cả người già lẫn người trẻ nước Việt đều biết đến và tự hào về sự tồn tại của nó.

Có Gì Đặc Biệt Ở Chiếc Cầu Thê Húc Trứ Danh Muôn Đời?

Bởi nó không chỉ là một danh lam thắng cảnh của vùng đất Thủ Đô nước Việt mà còn là một biểu tượng văn hóa truyền thống được lưu truyền từ nhiều thế hệ, là một nét đặc trưng riêng biệt của đất kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến.

cầu thê húc trứ danh

Hình ảnh: Cầu Thê Húc

Năm 1865 dưới triều Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu cho xây cầu nối bờ với đền Ngọc Sơn và đặt tên là Thê Húc. nghĩa là “nơi lưu lại ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm”. Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.

cầu thê húc vào ban đêm

Hình ảnh: Cầu Thê Húc vào ban đêm.

Năm 1802, nhà Nguyễn Ánh lên ngôi lập ra triều Nguyễn, chuyển kinh đô vào Huế, Hà Nội không còn là kinh đô nhưng triều Nguyễn vẫn tổ chức kỳ thi Hương tại trường thi Hà Nội. Vì đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương nên trong đời vua Tự Đức (1847-1883), nhất là từ khi có cầu Thê Húc thì sỹ tử thi Hương chen nhau vào đền thắp hương cầu khấn.

Vào mùa thi (tháng 10 âm lịch) cầu Thê Húc lúc nào cũng chật cứng người nên cụ từ trông đền phải cho người ra nhắc nhở thí sinh không chen lấn vì sợ sập cầu.

câu thê húc đông đúc du khách

Hình ảnh: Cầu Thê Húc.

Ngày nay, có một Hà Nội đang thay da đổi thịt từng ngày. Náo nhiệt, nhộn nhịp và phát triển. Và cũng có một Hà Nội vẫn cần mẫn bảo tồn những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Đấy là quần thể di tích “Đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc – tháp Bút – đài Nghiên”, một biểu tượng văn hóa của Hà Nội xưa.

Có người cho rằng cho rằng, sở dĩ chiếc cầu được gắn liền với màu sơn đỏ bởi lẽ: Cầu Thê Húc hướng về phía Đông, hướng về phía Mặt Trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí ấy. Với ý nghĩa đó, nên xưa nay cây cầu mang màu đỏ – màu của sự sống, của mọi nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến nay.

câu thê húc lúc hoàng hôn

Hình ảnh: Cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc lần đầu tiên được tái hiện trên sản phẩm khăn choàng cổ lụa

Vốn mang trong mình dòng máu Việt, Nhasilk yêu thích và tự hào những nét đẹp nét hóa Việt Nam đã lấy hình ảnh chiếc câu nổi danh ấy làm ý tưởng sáng tạo trên chính những sản phẩm lụa tơ tằm của mình.

Khăn choàng lụa tơ tằm họa tiết Cầu Thê Húc sẽ là một món quà độc đáo và ý nghĩa để làm quà cho người thân của bạn ở nơi đất khách hoặc sẽ là cầu nối lý tưởng của bạn với đối tác nước ngoài.

khăn choàng cổ lụa họa tiết cầu thê húc

Hình ảnh: Khăn choàng cổ lụa họa tiết Cầu Thê Húc

Nếu có dịp, mời bạn đến ngay cửa hàng Nhasilk số82 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM để tham quan và sở hữu cho mình chiếc khăn choàng Cầu Thê Húc cách điệu độc đáo này. Nhasilk luôn hoan nghênh những vị khách có chung sở thích về văn hóa dân tộc Việt. Hy vọng sẽ có dịp được tiếp đón mọi người.

>>> Xem thêm: Xích lô (Cyclo) – Nét đẹp văn hóa vượt thời gian.

Đẹp trai xinh gái, 120 giây không gì phải ngại!

Vui lòng nhập Mã số của bạn để xác nhận tham gia.