Lụa tơ tằm nào thượng hạng và lụa tơ tằm nào mạt hạng?

Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa là những công đoạn nối tiếp nhau để cho ra đời những tấm lụa tơ tằm mịn màng, mềm mại và óng ánh. Không ngẫu nhiên mà lụa tơ tằm được ví như “Nữ hoàng của các loại vải”.

Trồng dâu

Trồng dâu

Dân gian có câu: “Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Nghề trồng dâu nuôi tằm phải trăn trở, lo toan, chăm chút và phải trải qua một quy trình chăn nuôi rất nghiêm ngặt với những yêu cầu kỹ thuật và kinh nghiệm nhà nghề.

Nỗi nhọc nhằn, buồn vui của họ còn gắn liền với những giai đoạn thăng trầm, thịnh suy của nghề “ăn cơm đứng”. Dẫu vậy, họ vẫn nỗ lực từng ngày để nghề truyền thống không bị mai một mà ngày càng phát triển.

Nuôi tằm

Nuôi tằm

Tằm ưa khí hậu mát mẽ nên một năm chỉ có thể nuôi tằm vào mùa thu và mùa xuân. Vòng đời của con tằm từ khi nở đến khi nhả tơ, tạo kén từ 23 – 25 ngày.

Vòng đời phát triển của tằm. 

Hình thái đầu tiên của chúng là dạng trứng. Ở chu kỳ này, bướm cái đẻ rất nhiều trứng vào đầu mùa thu khi điều kiện sống thuận lợi, mỗi quả chỉ có kích thước bằng với một chấm mực. Tuy nhiên sau đó, trứng sẽ vẫn còn trong giai đoạn ngủ đông cho đến khi mùa xuân đến.

Sự ấm áp của thời gian này trong năm kích thích trứng nở thành tằm con. Sau khoảng hơn 1 tuần, chúng sẽ ăn liên tục lá dâu để tích trữ năng lượng rồi dần dần rụng hết lông và bước sang giai đoạn thứ 3 của cuộc đời là hóa thành nhộng.

Ở chu kỳ này, những con nhộng chính là thứ đặc trưng cho những gì chúng ta vẫn hình dung về loài sâu tằm, chúng nhả tơ liên tục, quấn quanh cơ thể tạo kén, gần như 1 dạng ngủ đông để chuẩn bị cho quá trình biến đổi hình thái tiếp theo.

Sau khi “ngủ đông” trong kén khoảng 10-12 ngày, những con nhộng sẽ biến đổi, lớn dần để trở thành ngài, rồi lại đục thủng kén chui ra, sau khi chính thức bay ra ngoài, chúng ta có thể coi đó chính là những con bướm tằm.

Tằm chăng tơ làm kén

Chu kỳ thứ 3 và cũng là chu kỳ quan trọng nhất của cuộc đời, tằm liên tục nhả tơ để tạo thành kén. Chúng di chuyển cơ thể theo hình số 8 liên tục khoảng 300.000 lần trong suốt 4 ngày liên tiếp để tạo ra gần 1 km tơ, thực sự quá khủng khiếp nếu như so với cơ thể bé chỉ bằng hạt lạc của chúng.

>>> Xem thêm: Top 6 quốc gia sản xuất lụa tơ tằm lớn nhất thế giới

Ươm tơ

Ươm tơ

Ươm tơ chính là việc kéo sợi tơ từ kén tằm thành sợi tơ tằm. Trong vòng 5 ngày phải ươm tơ hết các kén đã đóng, nếu không, tằm sẽ biến thành con ngài cắn kén chui ra và dĩ nhiên sợi tơ bị cắn đứt vụn, không se sợi được nữa.

Để ươm tơ, đầu tiên phải cho kén vào một nồi nước sôi, đảo kén để làm lớp keo sericin tan, lớp áo kén ngoài bong ra thì mới tìm được mối tơ gốc để rút sợi tơ. Khoảng 10 sợi tơ được kéo rút từ 10 cái kén chập lại với nhau thành một sợi chỉ tơ.

Sợi chỉ tơ được quấn vào những con suốt giống như lõi ống chỉ xếp thẳng đứng thành hàng ngang rồi cho chạy vào những guồng tơ tròn bằng gỗ nằm bắt ngang trên nồi nước sôi để cuộn thành các vỏ tơ sống rồi mang ra phơi nắng. Tơ ở công đoạn này được gọi là tơ thô.

Để tạo ra 1 kg sợi tơ thô thì các nghệ nhân cần thu hoạch hơn 5000 kén tằm và để làm ra một tấm lụa nặng 0,5 kg thì người ta cần thu hoạch từ 2000 – 3000 kén tằm.

Một sản phẩm cà vạt lụa tơ tằm thì cần thu hoạch hơn 110 kén tằm, một sản phẩm khăn choàng lụa loại nhỏ thì cần thu hoạch hơn 600 kén tằm trở lên, một chiếc áo mỏng thì cần hơn 900 kén tằm và để làm ra một bộ trang phục truyền thống bằng lụa thì cần thu hoạch hơn 3000 kén tằm.

Dệt lụa

Dệt lụa

Tùy vào tính chất, số lượng sợi và vòng xoắn mắc cửi để dệt thành các loại vải lụa khác nhau. Kiểu dệt cổ truyền của Viêt Nam là phối kết hợp các sợi dọc và sợi ngang để tạo ra những mặt hàng khác nhau như Satin, Taffeta, Twill, the, lãnh, đoạn, gấm, …

Công đoạn dệt lụa tơ tằm tại các làng nghề truyền thống được thực hiện bằng phương pháp thủ công, trên các máy dệt còn thô sơ, đòi hỏi người thợ dệt phải cực kì tỉ mỉ và có tay nghề phải cao mới có thể tạo nên những tấm lụa tốt nhất, sang trọng nhất.

vẻ đẹp từ lụa mang lại

Hơn 1000 năm qua người Việt đã tạo nên những tấm lụa tơ tằm như thế đấy. Trong một tấm vải lụa tơ tằm bất kỳ đều chứa đựng mồ hôi, nước mắt của người trồng dâu, nuôi tằm; chứa đựng 4 lần lột xác đau đớn của đời tằm; chứa đựng sức làm việc vô cùng tận của mỗi con tằm; chứa đựng sự cần cù, tỉ mỉ của người ươm tơ, dệt lụa; và đặc biệt, chứa đựng dòng chảy văn hóa ngàn năm của nước Việt qua từng thời đại lịch sử.

Chính vì lẽ đó, Nhasilk tuyệt đối không chấp nhận những từ ngữ đánh tráo khái niệm như “lụa pha”, “sợi dọc tơ tằm, sợi ngang là một chất liệu không phải tơ tằm” hoặc “lụa thượng hạng”, “lụa cao cấp”.

Hoặc là lụa, hoặc không phải là lụa. Đã là lụa thì phải là tơ tằm 100% (100% silk). Mà đã là lụa tơ tằm thì lụa nào cũng là lụa thượng hạng, lụa nào cũng là lụa cao cấp, lụa nào cũng trân quý như nhau.

>>> Xem thêm: 6 cách phân biệt lụa tơ tằm thật với lụa giả