Lụa tơ tằm thắt chặt tình hữu nghị Việt – Nhật

Nhật Bản là một trong những quốc gia có sản lượng tiêu thụ và sản xuất lụa tơ tằm lớn trên Thế giới. Ngành dệt lụa tơ tằm ở Nhật Bản cũng đã trải qua nhiều biến cố lịch sử.

Quá trình phát triển của lụa tơ tằm tại Nhật Bản

Được hình thành từ những năm 1872, nhà máy dệt tơ lụa Tomioka là nhà máy sản xuất lụa tơ tằm hiện đại đầu tiên của Nhật dựa theo mô hình nhập khẩu từ Pháp. Tỉnh Gunma được biết đến là vùng đất trồng dâu, nuôi tằm , dệt vải nổi tiếng ở Nhật.

Cũng giống như ở Việt Nam, việc nuôi tằm ở Nhật cũng đòi hỏi những yêu cầu khắt khe nhằm đảm bảo môi trường sống,  kĩ thuật nuôi và chất lượng sợi tơ tằm.

Khi các nhà máy dệt đang cố gắng cải thiện, đẩy mạnh năng suất thì một loại dịch bệnh trên tằm do vi khuẩn gây ra đã khiến ngành nuôi tằm tại Nhật bị ảnh hưởng nặng nề, một số nhà máy phải ngưng sản xuất do thiếu nguồn nguyên liệu, việc khôi phục sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn.

Năm 1905, ông Toyama – một nhà khoa học Nhật Bản đã đến Thái Lan nuôi dưỡng thành công một giống tằm hoang dại bản xứ. Giống tằm này cho ít tơ nhưng bù lại có sức đề kháng tốt, khả năng chống chọi với bệnh tật cao. Sau đó, ông đã lai tạo giống tằm mới này với giống tằm Nhật Bản cho ra giống tằm lai khỏe mạnh mà lại cho lượng tơ thu hoạch được tăng gấp 3 lần.

Điều này đã tạo ra một giải pháp, đầu ra cho sự khôi phục và phát triển ngành nuôi tằm dệt lụa tại Nhật Bản cho tới ngày nay, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Năm 1934 là thời điểm đánh dấu giai đoạn hoàng kim của ngành công nghiệp tơ tằm tại Nhật Bản với vị trí đứng đầu thế giới về sản lượng tơ, cả nước Nhật có đến 236 nhà máy dệt tơ tằm.

Nhật Bản với con đường tơ lụa trên biển tại Việt Nam

Có lẽ không mấy ai biết rằng, trước khi trở thành quốc gia tự sản xuất lụa, Nhật Bản là một nước nhập khẩu lụa tơ tằm Việt Nam nhiều nhất từ những năm thế kỉ 17 trên con đường tơ lụa trên biển tại đô thị cảng Hội An bấy giờ.

Đến đầu thế kỷ XVI, sau khi quan hệ giao thương giữa  Nhật Bản và Trung Hoa bị hủy bỏ, đây là cơ hội cho các nước vùng Đông Nam Á giành thị phần; ở Việt Nam các cảng Vân Đồn, Đại Chiêm vẫn tiếp đón thương thuyền các nước.

Tại Nhật Bản, nhu cầu sử dụng đồ tơ lụa và gốm sứ không ngừng gia tăng, nhưng lại thiếu hụt hai loại hàng hóa này bởi phần lớn trước đây được nhập từ Trung Quốc, do vậy tơ lụa và đồ gốm tráng men của Việt Nam càng được ưa chuộng hơn.

Vào thế kỷ XV-XVII, gốm sứ Việt Nam được nhập vào Nhật Bản rất nhiều, người Nhật thời bấy giờ rất thích gốm Chu Đậu. Những thuyền buôn Nhật Bản đến Việt Nam để mua tơ lụa, hương liệu, tạp hóa và một khối lượng lớn đồ gốm.

Những chuyến đi này chắc hẳn không ngoài mục đích giao thương, tìm kiếm nguồn hàng mà người Nhật đang thiếu, trong đó tơ lụa là loại hàng hóa cần thiết cho việc may những bộ trang phục truyền thống của giới quý tộc Nhật Bản.

Thế kỷ XVI-XVII là thời kỳ thịnh đạt của thương cảng Hội An, thuyền buôn nhiều nước đã đến buôn bán ở Hội An, trong đó có nhiều thương thuyền Nhật Bản, họ thường lưu lại Hội An từ 3 đến 4 tháng, vừa để mua gom hàng, vừa chờ gió mùa, tuy nhiên thời gian cư trú của người Nhật ở Hội An chỉ kéo dài đến nửa cuối thế kỷ XVII, hầu hết phải trở về Nhật Bản vì chính sách đóng cửa của Nhật Hoàng thời bấy giờ..

Nhasilk góp phần thắt chặt quan hệ ngoại giao Việt – Nhật

Dòng chảy lịch sử thời gian đã chứng minh cho chúng ta thấy, Nhật Bản và Việt Nam có mối quan hệ hợp tác lâu bền trên sự phát triển của các ngành kinh tế, nhất là phát triển thị trường lụa tơ tằm. Cuối năm 2018, Nhasilk hân hạnh được chọn là đơn vị cung cấp những sản phẩm lụa tơ tằm làm quà tặng ngoại giao trong sự kiện kỉ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Nhật.

cà vạt lụa thêu tay

Hình ảnh: Cà vạt lụa tơ tằm Việt Nam thêu tay quốc kì Nhật – món quà ngoại giao hữu nghị Việt – Nhật.

Những chiếc cà vạt lụa tơ tằm áp dụng phương pháp thêu tay truyền thống quốc kì Nhật Bản được thực hiện một cách công phu, tỉ mỉ bởi các nghệ nhân làng nghề thêu tay Huế là món quà hữu nghị độc đáo, giàu ý nghĩa mà Nhasilk mang đến cho những vị quan khách cấp cao.

cửa hàng lụa nhasilk

Hình ảnh: Cửa hàng trưng bày lụa tơ tằm Nhasilk – Quận 1.

Quý bạn đọc cũng có thể lựa chọn, đặt hàng những sản phẩm lụa tơ tằm mình yêu thích như cà vạt lụa tơ tằm, khăn choàng lụa tơ tằm phục vụ nhu cầu sử dụng cho bản thân hay làm quà tặng cho bạn bè, đối tác.

Nguồn nguyên liệu lụa tơ tằm từ các làng nghề truyền thống được chế tác với công nghệ in ấn hiện đại, kết hợp các kĩ thuật thủ công như thêu tay, dát vàng tại các làng nghề, không chỉ mang lại cho quý khách hàng những sản phẩm thời trang lụa tơ tằm vô cùng đẳng cấp mà còn yên tâm về chất lượng.

Hãy đến với chúng tôi, Nhasilk – 82 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận,Tp.HCM  hân hạnh phục vụ bạn.

>> Xem thêm: Ý tưởng chọn quà tặng hoàn hảo cho người Nhật.

Đẹp trai xinh gái, 120 giây không gì phải ngại!

Vui lòng nhập Mã số của bạn để xác nhận tham gia.