Sợi lụa mong manh mang chiều dài lịch sử dân tộc ngàn năm

Những sợi lụa mềm mại, óng ả được người ta ca tụng với danh xưng “nữ hoàng đã từng có thời điểm được trao đổi ngang giá với vàng – kim loại đắt nhất thế giới. Nhưng cũng đã từng có thời kì lụa Việt rơi vào cảnh có nguy cơ bị mai một và chìm vào quên lãng. Vải lụa tơ tằm là gì? Có từ bao giờ và tại sao lụa lại mang giá trị lịch sử dân tộc Việt. Hãy cùng Nhasilk tìm hiểu nhé!

Vải lụa tơ tằm là gì?

Lụa tơ tằm là thứ vải chỉ cần nhắc đến tên thôi người ta sẽ lập tức liên tưởng đến những gì tuyệt vời nhất, mĩ miều nhất để miêu tả cho nó.

vải lụa tơ tằm là gì

Vải lụa tơ tằm được xem như là nữ hoàng của các loại vải vì độ bỏng bẩy, kiêu sa, tô thêm giá trị người dùng của nó. Là dòng sản phẩm được dệt nên từ sợi tơ tằm tự nhiên, cực kì mềm mịn và chắc chắn. Tuy nhiên khi ướt độ chắc chắn của lụa có thể bị giảm đôi chút. 

Bên cạnh đó, lụa có cấu trúc dạng lăng kính tam giác với các góc bo tròn, nên có thể phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó với nhiều góc độ khác nhau tạo nên vẻ óng ánh đặc trưng. 

Lụa có thể sử dụng quanh năm, phù hợp với mọi loại thời tiết vì khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt của nó rất kém.

Tóm tắt sơ lược lịch sử sợi lụa Việt Nam

Vải lụa tơ tằm có từ bao giờ?

Có thể ai cũng từng nghe rằng Trung Quốc là quốc gia có lai lịch lụa tằm tơ đầu tiên trên Thế Giới. Từ Trung Quốc thông qua con đường tơ lụa mà lụa tơ tằm, các sản phẩm từ lụa cho đến kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa được truyền bá qua các nước Châu Á và các quốc gia Tây Phương.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng tại Việt Nam, trong những di chỉ khảo cổ cách nay khoảng 5000 năm (như di chỉ Bàu Tró, Đồng Hới, Quảng Bình), các nhà khoa học đã thấy có dấu vết của vải có dọi xe chỉ bằng đất nung. Các sách cổ Trung Quốc như Thủy kinh chú, Tam đô phú, Tề dân yếu thuật đều nói rằng trong giai đoạn đầu công nguyên, khi Trung Quốc một năm chỉ nuôi được 3 lứa tằm thì năng suất tằm ở Giao Chỉ, Nhật Nam, Lâm Ấp một năm đạt được tới 8 lứa. Do vậy là ông bà ta có câu:

“Một năm có hai vụ lúa, tám lứa tằm”

Để có được nhiều lứa tằm trong năm, tổ tiên ta đã lai tạo ra được nhiều giống tằm khác nhau phù hợp với các loại thời tiết nóng, lạnh, khô ẩm.

    tằm ăn dâu

Theo thần tích làng Cổ Đô, huyện Ba Vì thì nghề chăn tằm, ươm tơ đã có từ thời vua Hùng Vương thứ 6 do công chúa Thiều Hoa khởi nghiệp. Nêu theo đó nghề lụa tơ tằm được truyền bá rộng rãi khắp các vùng từ đồng bằng màu mỡ đến núi đồi cao nguyên Việt Nam tạo thành những làng nghề truyền thống với bề dày đến nay đã lên đến mấy trăm năm tuổi rồi.  Những người theo nghề dệt lụa thờ Thiều Hoa làm tổ nghề dệt lụa. 

Lịch sử thấm đượm trong từng nốt thăng trầm của lụa tơ tằm Việt

Trải qua các thời Lý, Trần, Hồ (gần 4 thế kỷ), nghề dệt Gấm được duy trì để phục vụ cho việc may mặc của vua quan, dân chúng ở kinh đô. Tuy nhiên dưới thời Lê, chỉ có làng Vạn Phúc là nơi duy nhất biết dệt gấm và có nhiều khung dệt gấm nhất nước thời bấy giờ. Vì thế ban đầu lụa Vạn Phúc chỉ dành riêng cho giới quý tộc và giàu có.

vải gấm hà đông

Vải gấm Hà Đông chỉ dành riêng cho giới quý tộc và giàu có

Đến cuối thế kỷ XIX, nhà Nguyễn chủ trương khuyến khích, ưu tiên hàng nội nên những người thợ Vạn Phúc đã tìm tòi cải tiến, tăng năng suất, hạ giá thành các loại vải quý như gấm, lụa. Không lâu sau, khi kỹ thuật dệt của Pháp và Trung Quốc ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước ta, Vạn Phúc không chỉ cho ra đời những loại lụa mới như the, vân, xa, quế mà kỹ thuật dệt gấm cũng được hình thành trở lại.

Lúc phồn thịnh nhất, làng Vạn Phúc có tới 1500 khung dệt lụa. Hà Nội xuất hiện nhiều cửa hàng bán gấm, lụa lớn ở hàng Ngang, hàng Đào. Những người chủ cửa hàng đó thường mua gấm ở Bưởi và Cầu Giấy đưa vào Sài Gòn nhuộm rồi đem ra Hà Nội bán.

Gấm Vạn Phúc từng theo chân những nghệ nhân nước ta ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1938), người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của Đông Dương, được ưa chuộng tại các nước Pháp, Thái Lan, Indonexia…

Nhưng sau chiến tranh Thế Giới lần thứ 2 (1935-1945) nổ ra, từ năm 1940 trở đi nghề dệt giảm sút, không bán được hàng. 

cửi quay tơ

Nhiều người thợ có tay nghề cao phải bỏ làng đi tìm nghề khác. Khi nạn đói năm 1945 xảy ra, nghề dệt hầu như không còn. Đến năm 1946, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra ở thủ đô, dân các làng dệt đi làm ăn, hầu hết các khung cửi dệt bị tiêu hủy. Sau năm 1954, chỉ còn dệt vải thường và thành lập các hợp tác xã như Thành Công, Quyết Tiến, Tân Thành.

Nhasilk – thương hiệu đang ngày đêm nỗ lực đưa tơ lụa Việt Nam trở lại

Đứng trước nguy cơ bị thị trường quên lãng các tỉnh, thành phố đã có chủ trương khôi phục lại nghề trồng dâu nuôi tằm, hồi sinh lại giá trị truyền thống quê hương. Theo đó, có nhiều cuộc hội thảo được tổ chức nhằm đưa ra những hướng đi khả dĩ, vực dậy một nghề đang lụi tàn nhưng có cơ may sống lại rực rỡ.

nghề lụa sống dậy

Nghề truyền thống có cơ may sống lại rực rỡ

Hưởng ứng tinh thần đó cũng có nhiều công ty, doanh nghiệp, thậm chí cá nhân đến tận làng nghề, bắt tay với người dân và cam kết đầu ra cho sản phẩm lụa tơ tằm. Và Nhasilk chúng tôi là một trong số đó. 

cửa hàng tơ lụa

Với sứ mệnh gìn giữ và phát huy nghề dệt lụa tơ tằm của nước nhà. Khôi phục niềm tin của người Việt đối với lụa Việt. Và khẳng định vị thế lụa tơ tằm Việt Nam trên bản đồ lụa tơ tằm thế giới. Nhasilk là địa chỉ chuyên cung cấp các dòng sản phẩm khăn lụa cà vạt lụa được làm 100% từ lụa tơ tằm truyền thống của Việt Nam. 

Chúng ta cùng hi vọng, trong một ngày không xa nữa lụa tơ tằm sẽ trở về đúng vị trí của nó: Một loại vải được xem như nữ hoàng vải vóc và là quốc bảo của dân tộc Việt Nam.