Vải lụa Satin – Tìm hiểu về phân loại và ứng dụng

Lụa có nhiều loại khác nhau, như satin, lãnh, đoạn,…. tùy vào cấu trúc dệt cũng như là cách thức sử dụng sợi tơ để đan dệt thành phẩm mà sẽ tạo ra từng loại khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vải lụa satin – một trong các loại lụa kể trên nhé.

Vải Satin là gì?

Vải Satin là một loại sản phẩm được sử dụng kỹ thuật đan dệt đặc biệt – dệt vân đoạn, giữa các sợi ngang và dọc với nhau tạo nên sự chặt chẽ và chắc chắn cần thiết. Đối với kỹ thuật dệt này, thì các sợi ngang sẽ luồng dưới 1 sợi dọc và sau đó là đè lên ít nhất là 2 sợi dọc tiếp theo, và chu trình tiếp tục như vậy. Sợi ngang tiếp theo sẽ được đan dệt lệch đi so với sợi kế trước đó ít nhất 2 sợi dọc.

Với việc áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn này, thì lớp vải sẽ có độ bóng láng ở mặt trên, và ngược lại, mặt dưới sẽ bị thô và mờ. Tùy vào mỗi loại sợi tơ khác nhau, mà độ bóng láng cũng như thô mờ nó khác nhau.

Lụa satin

Hình ảnh: Lụa satin.

Nguyên liệu sản xuất lụa Satin

Từ xa xưa thì vải lụa Satin có thể được đan dệt từ nhiều loại sợi tơ khác nhau, tuy nhiên ngày nay thì người ta chủ yếu sử dụng nhiều nhất là sợi tơ tằm, sợi vicose, hoặc thậm chí là polyester để dùng làm nguyên liệu sản xuất. Các loại sợi này sẽ làm tăng độ bóng, mượt của vải lên cao hơn.

Lịch sử hình thành và phát triển lụa Satin

Cách đây hơn 2000 năm trước, ngành trồng dâu nuôi tằm cực kì phát triển, người nông dân đã sử dụng các sợi tơ tằm để đan dệt thành các lớp vải lụa Satin. Tuy nhiên, thời bấy giờ, các sản phẩm được làm từ lụa, thường chỉ được các bậc vua quan, giới giai cấp thượng lưu mới được sử dụng.

Vải lụa Satin  xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc – cái nôi của ngành ươm tơ dệt lụa phương Đông. Nhưng vì tính toán độc quyền về ngành sản xuất lụa, nên mãi đến sau này, các bí mật về chất liệu loại vải lụa này mới được các nước lân cận biết đến.

Ở châu Âu, Italia là quốc gia đầu tiên sử dụng loại vải lụa Satin này để may trang phục vào thế kỷ 12, sau đó thế kỷ 14 được sử dụng rộng rãi hầu hết các quốc gia thuộc lục địa già. Vì đây là chất liệu có giá trị lớn, cộng với sự sang trọng mà nó mang lại, nên hầu như nó chỉ được các tầng lớp thượng lưu sử dụng nhiều.

Thế kỷ 19, gọi là thời gian bùng nổ của chất liệu vải này, nó được bắt gặp bất kỳ đâu, với rất nhiều sản phẩm được làm từ lụa Satin, đặc biệt là trong ngành thời trang.

Phân loại vải Satin

Như đã nói ở trên, thì kỹ thuật sử dụng đan dệt vải Satin là phân đoạn, vì thế các biến thể cuar vải satin này khá  có sức thu hút. Và trong quá trình dệt, thì các sản phẩm vải satin làm ra và sử dụng phổ biến nhất gồm 2 loại dưới đây:

Lụa satin

Lụa satin – là sản phẩm cực kì thượng hạng, bởi nó được làm từ 100% sợi tơ tằm tự nhiên, do đó mà  sản phẩm làm ra có độ bóng mượt cực kì cao, và gần như là hoàn hảo. Và đây cũng là sản phẩm được ưa chuộng nhiều nhất, bởi sự sang trọng và cảm giác thoải mái mà nó mang lại.

Ngoài ra, nó được cấu thành từ 2 chất liệu đặc biệt và cao cấp nên, sản phẩm cuối cùng nó thừa hưởng cả các các ưu điểm của lụa, và cả của satin. Lụa Satin có trọng lượng cực kì nhẹ, bởi thế mà nó tạo ra cảm giác cực kì nhẹ nhàng và thoải mái, đặc biệt là tạo cảm giác mát mẻ vào mùa hè, và ấm áp vào mùa đông,bởi tính năng truyền nhiệt của lụa khá kém.

vải lụa satin

Hình ảnh: Vải lụa Satin.

Mặt khác, các hoa văn được in ấn, thêu dệt trên các sản phẩm lụa satin cũng khá là bắt mắt, tạo nên sự sang trọng trong mỗi sản phẩm mà nó biến thể tạo thành.

Cotton Satin

Cotton satin chính xác là nó là loại vải cotton thông thường, nhưng kỹ thuật đan dệt của nó giống hoàn toàn với satin, vì thế mà tổng các sợi cotton cũng ít hơn rất nhiều so với loại vải cotton thông thường.

Nó được kết hợp giữa cotton và satin, tạo nên sự bóng mượt và thông thoáng cần thiết, ngoài ra, nó không bị nhăn sau khi giặt, kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm, tạo người sử dụng luôn có cảm giác là sử dụng hàng mới. Khả năng hút ẩm của loại vải này khá tốt, đặc biệt là khá thân thiện với làn da của người sử dụng.

Đặt tính của vải Satin

Bất kì sản phẩm nào cũng có ưu và nhược điểm của nó, thì vải satin cũng không ngoại lệ, và giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về đặc tính của nó như thế nào nhé.

Ưu điểm vải Satin

Độ bóng ở bề mặt vải là đặc điểm nổi bật nhất, và cũng là điểm mạnh nhất của loại vải này, nó chứa đựng tính thu hút cực kì cao, bóng loáng, mượt mà, khiến cho con người khó có thể rời mắt khỏi sản phẩm. Đặc biệt là khi mà điều kiện ánh sáng càng tốt, thì sự bòng mượt của vải Satin càng được thể hiện rõ nét.

Sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, có thể ứng dụng để làm nguyên liệu sản xuất cho nhiều sản phẩm khác nhau.

Ngoài ra, với tính chất vật lý vốn có thì nó cực kì thoải mái mát mẻ vào mùa nóng và cực kì ấm áp vào mùa đông. Đây cũng là điểm cộng lớn cho sản phẩm này.

Nhược điểm vải Satin

Do sự đặc thù trong kỹ thuật đan dệt mà vải lụa satin có một bặt bóng một mặt thô, vì thế nó gây hạn chế trong quá trình sáng tạo thiết kế các sản phẩm. Khó định hình khi may. Ngoài ra, thì vải này bắt buộc phải giặt bằng tay, bởi giặt bằng máy thì sẽ giảm chất lượng của vải rất nhanh chóng.

Các ứng dụng của vải Satin

Ngành thời trang

Vải Satin được ứng dựng để sản xuất nhiều mặt hàng trong ngành thời trang hiện nay, điển hình như: áo cưới, áo khoác, quần sort thể thao, áo ngủ, khăn choàng, cà vạt,…

cửa hàng tơ lụa nhasilk

Hình ảnh: Khăn choàng lụa satin thời trang tại cửa hàng Nhasilk

Tham khảo thêm những mẫu khăn lụa họa tiết đặc sắc sau nhé:

Ngành nội thất

Vải lụa Satin cũng được ứng dụng khá nhiều trong ngành trang trí nội thất, đặc biệt là lĩnh vực chăn ga gối đệm. Hầu như các thương hiệu nổi tiếng về sản xuất chăn ga gối đệm đều sử dụng vải lụa Satin để tạo ra các sản phẩm, mẫu chăn ga gối đệm chất lượng cao cấp.

Với nhiều mầu mã, màu sắc khác nhau, các hoa tiết được thêu dệt, in ấn độc đáo, tao nhã, mang đến cảm giác nhẹ nhàng thoải mái khi sử dụng.

Cách vệ sinh và bảo quản vải Satin

Vì đây là sản phẩm lụa, vì thế giặt khô là phương pháp làm sạch lụa cũng như là cách bảo quản kéo dài thời gian sử dụng ra lâu hơn, cho tất cả các sản phẩm được sản xuất từ lụa satin.

  • Nên sử dụng một tấm vải lót trong quá trình là (ủi) đồng thời nhiệt độ phải ở mức thấp.
  • Vải satin không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, bởi sẽ làm mau phai màu, giảm chất lượng về độ thẩm mỹ.

Hy vọng bài viết này cung cấp cho các bạn nhiều thông tin bổ ích về lụa satin nói riêng và các sản phẩm lụa tơ tằm Việt nói chung.

Đẹp trai xinh gái, 120 giây không gì phải ngại!

Vui lòng nhập Mã số của bạn để xác nhận tham gia.